Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời Triết học cổ điển Đức

Vào thế kỷ XVIII, cả châu Âu đang sôi sục trong những ngày của thời kỳ Khai sáng. Lúc này, giai cấp tư sản đang có những thắng thế nhất định trước giai cấp phong kiến. Ở Anh, cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc. Ở Pháp, cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 nổ ra, báo hiệu hồi chuông khai tử của giai cấp phong kiến. Thế những, khác với hai ông lớn của châu Âu lúc đó, nước Đức vẫn còn duy trì chế độ phong kiến. Nước Đức của thế kỷ XVIII vẫn bị chia rẽ thành nhiều vương quốc khác nhau, tổng cộng là 360 chính quyền như thế. Rõ ràng nếu so sánh thì nước Đức lúc đó còn xa mới bắt kịp hai ông lớn kia. Friedrich Engels đã coi thời kỳ này là "thời kỳ nhục nhã về mặt chính trịxã hội". Thậm chí, ông còn nói rằng:

Mội thứ đều nát bét và lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn tới một tia hy vọng chuyển biến tốt lên vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của một chế độ đã chết rồi

Nhưng, cũng theo Engels, đây là thời kỳ nở rộ nhiều nhân tài, những người luôn phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến đương thời. Đó là một thời kỳ đầy tự hào trong lịch sử văn học, tư tưởng của Đức. Và như thế một trào lưu triết học đã ra đời, triết học cổ điển Đức[1].